Nút bấm là một bộ phận quan trọng trong cabin, giúp hành khách lựa chọn tầng họ muốn tới một cách dễ dàng. Chắc hẳn khi mới sử dụng thang máy, chúng ta đều thắc mắc ngoài những con số bấm tầng thì những chữ cái ký hiệu như G, B có nghĩa là gì, tại sao lại không có số tầng 13, các chấm nhỏ trên nút bấm là gì…? Vậy hãy cùng Thang máy Trường Thành đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên nhé!
1. Giải mã những ký hiệu nút bấm thang máy
Ở nước ta, các ký hiệu trên bảng nút bấm thang máy thường có sự thống nhất chung. Tùy thuộc vào chức năng, loại công trình mà số lượng các ký hiệu được sử dụng khác nhau.
Những ký hiệu nút bấm thang máy thường thấy trong các thang máy công cộng:
– Các ký hiệu cho tầng hầm như L (Lobby), B (Basement), nếu có nhiều tầng hầm thì sẽ phân chia B1, B2… Số thứ tự càng lớn thì tầng hầm càng xuống thấp.
– Các ký hiệu tầng trệt như G (Ground), M (Main floor) hoặc số 0. Tầng này sẽ nằm ngay trên tầng hầm.
– Các nút bấm tầng trên tầng trệt bắt đầu từ 1, 2,…
– OL: báo hiệu quá tải hiển thị trên màn hình
Những ký hiệu nút bấm thang máy thường thấy trong các thang máy chung cư, tòa nhà văn phòng, siêu thị:
– B (Basement): ký hiệu của tầng hầm
– MB (Motorbike Basement): ký hiệu tầng để xe máy
– P (Parking): ký hiệu tầng để xe chung
– G (Ground): ký hiệu của tầng trệt
– Các nút bấm tầng trên tầng trệt bắt đầu từ 1, 2,…
– R hoặc RT (Rooftop): ký hiệu tầng thượng
Những ký hiệu nút bấm thang máy thường thấy trong các thang máy khách sạn:
– B (Basement): ký hiệu của tầng hầm
– Garage: Ký hiệu tầng để xe
– G (Ground): ký hiệu của tầng trệt
– UG (Upper Ground): Ký hiệu tầng lửng.
– Các nút bấm tầng trên tầng trệt bắt đầu từ 1, 2,…
– L (Lounge hoặc Lobby): Ký hiệu của sảnh chờ
– UL (Upper Lobby): Ký hiệu sảnh trên
– LL (Lower Lobby): Ký hiệu sảnh dưới
– R (Restaurant): Ký hiệu nhà hàng
2. Bật mí về con số 13 trong thang máy
Nhiều khi chúng ta không thấy trong cabin có nút bấm tầng số 13, thay vào đó là ký hiệu 12A. Đôi khi số 4 và 14 cũng lần lượt được thay thế bằng số 3A và 12B. Tại sao lại vậy?
Điều này xuất phát dựa trên tín ngưỡng của các quốc gia. Họ quan niệm số 4 và số 13 là 2 con số xui xẻo, đen đủi. Việc di chuyển bằng thang máy lại có thể gây ra rủi ro về an toàn sức khỏe, tính mạng cho hành khách. Do vậy, các kỹ sư thiết kế thang máy cũng khéo léo điều chỉnh các ký hiệu để tránh những con số này.
Cụ thể, số 4 được truyền miệng là số xấu vì bị ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc. Trong tiếng Trung Quốc, số 4 đọc âm như chữ “Tử” – đại diện cho cái chết. Số 4 cũng là số thứ tự của chữ “Tử” trong câu “Sinh – Lão – Bệnh – Tử”. Do vậy mà nhiều người có tâm lý e ngại con số 4 này.
Con số 13 cũng không được mọi người ưa chuộng bởi nó là số lẻ và hàm ý sâu xa là điều mang đến sự xui xẻo. Theo tín ngưỡng phương Tây, số 13 gắn liền với bữa ăn cuối cùng của chúa Giê-su. Hơn nữa, tổng của con số 13 cũng bằng 4 nên lại quy về con số “Tử”. Ngoài ra, người Việt ta có quan niệm rằng một năm có 12 tháng với vòng luân chuyển sự sống và con số 13 không tồn tại trong sự luân chuyển nên càng trở nên xui xẻo.
Mặc dù những giải thích trên chỉ là phạm trù tín ngưỡng, chưa được chứng minh bằng khoa học nhưng các hãng thang máy vẫn tránh sử dụng những con số này để tránh điềm xấu và cũng để tạo dự tâm lý an tâm cho người sử dụng.
3. Những chấm nhỏ trên nút bấm thang máy là gì?
Không phải ngẫu nhiên mà nút bấm thang máy nào cũng có những dấu chấm nhỏ có hình thù khác nhau trên mỗi nút. Đây chính là hệ thống chữ nổi (hay còn có tên gọi là Braille) để phục vụ người khiếm thị. Chúng giúp người khiếm thị nhận biết chữ số, chữ cái để có thể sử dụng thang máy một cách thuận lợi bằng cách sờ lên chữ nổi trên các nút bấm.
Hệ thống chữ nổi Braille do Louis Braille phát minh, sử dụng một nhóm gồm 6 dấu chấm được chia thành 2 cột. Mỗi cách phân bố các dấu chấm sẽ tượng trưng cho một con số hay chữ cái khác nhau.
Những thông tin về ký hiệu nút bấm trong thang máy thật thú vị. Hy vọng thông qua bài viết này, quý độc giả có thể hiểu hơn về những điều thú vị xung quanh chiếc thang máy, đồng thời có thể dễ dàng sử dụng nút bấm thang máy ở bất kỳ đâu.