Sở hữu một chiếc thang máy biệt thự chất lượng, an toàn, sang trọng là ước muốn của nhiều khách hàng. Tuy nhiên, giá thang máy biệt thự chắc hẳn sẽ là vấn đề khiến nhiều người phải đắn đo không biết nên chọn loại thang máy liên doanh hay thang máy nhập khẩu. Bài viết dưới đây sẽ so sánh giá thang máy biệt thự liên doanh và thang máy biệt thự nhập khẩu nhằm giúp quý khách hàng đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất giữa hai loại này.
Trước hết, chúng ta cần biết rằng giá thang máy biệt thự phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đó có thể kể đến nguồn gốc xuất xứ (liên doanh hay nhập khẩu), công nghệ truyền động (trục vít, cáp kéo, thủy lực hay chân không), tải trọng – kích thước (200kg, 250kg, 350kg, 450kg…), cấu tạo (có phòng máy hay không có phòng máy, có hố pit hay không có hố pit), vị trí lắp đặt thang máy biệt thự (trong nhà hay ngoài trời)… Tuy nhiên, xuất xứ là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến việc giá thang máy biệt thự cao hay thấp. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết mức giá của từng loại cầu thang máy biệt thự dựa theo nguồn gốc xuất xứ nhé.
1. Giá thang máy biệt thự liên doanh
Thang máy liên doanh là những chiếc thang máy được sản xuất tại Việt Nam, kết hợp giữa một số linh kiện tự sản xuất trong nước với các bộ phận khác được nhập khẩu từ nước ngoài. So với giá thang máy biệt thự nhập khẩu, dòng thang máy liên doanh sẽ rẻ hơn. Chi phí và thời gian lắp đặt cũng nhanh chóng, tiết kiệm hơn do đơn vị cung cấp ở trong nước. Đây chính là ưu điểm của dòng thang máy liên doanh.
Tuy nhiên, cầu thang máy biệt thự liên doanh cũng có một số nhược điểm cần cân nhắc. Đó là sự hạn chế về thẩm mỹ, chất lượng, tính đồng bộ. Những đặc điểm này của thang máy liên doanh vẫn chưa thể nào sánh bằng dòng thang nhập khẩu. Do vậy nếu muốn lựa chọn thang máy liên doanh, quý khách hàng cần cẩn trọng tìm kiếm địa chỉ uy tín, có sản phẩm được kiểm định và đánh giá kỹ lưỡng để tránh “tiền mất tật mang”.
Giá một chiếc thang máy liên doanh còn dao động tùy thuộc vào nguồn cung những linh kiện. Nếu các linh kiện được nhập khẩu từ các nước châu Á (Trung Quốc, Nhật, Hàn) thì giá thang máy sẽ thấp hơn so với thang máy có linh kiện nhập khẩu từ châu Âu, châu Mỹ.
Cụ thể, chi phí mua thang máy biệt thự liên doanh: từ 250 triệu đồng tới 400 triệu đồng.
2. Giá thang máy biệt thự nhập khẩu
Thang máy nhập khẩu là những chiếc thang máy được sản xuất ở nước ngoài và nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam. Giá thang máy biệt thự nhập khẩu lại khác nhau tùy thuộc vào nguồn gốc chiếc thang máy đến từ châu Á hay châu Âu, Mỹ.
Thang máy biệt thự nhập khẩu châu Âu, châu Mỹ
Tại Việt Nam hiện nay có các dòng cầu thang máy biệt thự nhập khẩu chính hãng của những thương hiệu lớn đến từ các nước Âu Mỹ như Đức, Thụy Sỹ, Italy… Đặc điểm của những chiếc thang máy biệt thự này là có tiêu chuẩn chất lượng hàng đầu thế giới, trải qua nhiều quy trình kiểm định cực kỳ khắt khe, chính sách bảo hành tốt cộng với nhiều thiết kế rất sang trọng, hiện đại.
Tuy vậy, dòng thang máy này đòi hỏi chi phí đầu tư lớn cộng thêm thời gian lắp đặt khá dài và phức tạp (có thể lên tới 4 – 6 tháng). Điều này chắc hẳn sẽ khiến không ít người đắn đo khi đưa ra quyết định. Hiện nay, những dòng cầu thang máy biệt thự nhập khẩu từ châu Âu, Mỹ chủ yếu được lắp đặt trong các biệt thự cao cấp (khoảng 10 tỷ trở lên) hay các khách sạn, khu nghỉ dưỡng sang trọng 5 sao.
Giá thang máy biệt thự nhập khẩu châu Âu, châu Mỹ: khoảng 600 triệu đồng đến 1.2 tỷ đồng.
Thang máy biệt thự nhập khẩu châu Á
Đây là loại thang máy nhập khẩu từ các thương hiệu nổi tiếng châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc (Mitsubishi, Fuji, Hyundai, Hitachi…). Với định vị ở phân khúc tầm trung, loại này được sử dụng phổ biến hơn ở nước ta, phù hợp với các biệt thự dưới 10 tỷ.
Những chiếc thang máy biệt thự Nhật Bản, Hàn Quốc hầu hết được thiết kế không phòng máy, không hố pit, không phải xây giếng thang nên dễ lắp đặt, rút ngắn được thời gian thi công xuống còn từ 1.5 đến 3 tháng. Tuy nhiên, nhược điểm của chúng là ít mẫu mã, thiết kế khá đơn giản, đôi khi không đáp ứng được những yêu cầu cao về thẩm mỹ, tính sang trọng.
Giá thang máy biệt thự nhập khẩu châu Á: khoảng từ 400 triệu đồng đến 800 triệu đồng.
Như vậy, có thể thấy giá thang máy biệt thự liên doanh và thang máy biệt thự nhập khẩu có sự chênh lệch nhau không hề nhỏ. Trung bình, giá thang máy nhập khẩu cao hơn 40% – 60% so với thang máy liên doanh. Do đó, khi lựa chọn cầu thang máy biệt thự, khách hàng cần cân nhắc kỹ càng vấn đề giá thành và ngân sách cũng như những ưu – nhược điểm khác của từng loại thang máy để đưa ra quyết định phù hợp nhất.
Xem thêm: 10+ mẫu thang máy biệt thự được ưa chuộng nhất 2023