Hiện nay thang máy ngày càng được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong cuộc sống. Vì vậy rất nhiều chủ đầu tư khi có nhu cầu lắp đặt thang máy liên hệ với công ty chúng tôi hỏi: “khi lắp đặt thang máy có phải xin giấy phép không?”. Chúng tôi xin trả lời: phải được cấp phép từ cơ quan chức năng có thẩm quyền thì chủ đầu tư mới được lắp đặt thang máy. Vậy cụ thể chi tiết như thế nào thì cùng chúng tôi tìm hiểu một số thông tin dưới đây bạn nhé.
1. Vì sao khi lắp thang máy cần phải xin giấy phép?
Thang máy là một thiết bị điện, cơ khí được cơ quan chức năng xếp vào hàng mục đặc biệt cần phải có giấy phép trước khi lắp đặt. Vì sao lại như vậy?
Vì thiết bị này khi đưa vào hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của nhiều người. Chính vì vậy thang máy cần được kiểm định khắt khe và được cấp phép mới hoạt động.
Nói xin phép nghe có vẻ hơi rườm ra, phức tạp đối với các chủ đầu tư, nhưng thực sự không phải vậy. Các công ty lắp đặt thang máy sẽ làm nhiệm vụ này.
Hầu hết các công ty thang máy đều có kết nối với cơ quan chức năng và họ xin giấy phép không quá khó. Một phần dựa vào uy tín của công ty, và chất lượng sản phẩm an toàn đã được kiểm định từ chính các cơ quan phụ trách.
Nên giấy phép đã có phía công ty lo rồi, chủ đầu tư yên tâm nhé.
2. Có giấy phép lắp đặt thang máy rồi vậy có cần kiểm định thang máy không?
Việc được phép lắp đặt thang máy khác với việc kiểm định thang máy bạn nhé. Xin phép lắp đặt là bạn được phép lắp đặt thang máy trong công trình.
Còn việc kiểm định là trường hợp bắt buộc trước khi đưa thang máy vào hoạt động chính thức. Nếu không có tem kiểm định thì bạn không được phép cho thang máy hoạt động, vì không đảm bảo tính an toàn.
Công việc kiểm định thang máy là công đoạn cuối cùng của việc lắp thang máy. Việc kiểm định này cũng do công ty lắp thang máy phụ trách, đơn vị kiểm định là cơ quan chức năng có thẩm quyền do nhà nước cấp phép.
3. Tuân thủ theo thông tư 15/2018 của nhà nước
Dựa vào thông tư 15/2018 về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy gia đình mà Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành.
Cụ thể như quy định về diện tích hữu ích sàn cabin thang máy gia đình không lớn hơn 1,6 m2 và kích thước các cạnh của sàn cabin không nhỏ hơn 0,6 m; tải trọng định mức không nhỏ hơn 200 kg/m2 sàn cabin và chịu được tối thiểu 115 kg.
Quy định cũng nêu rõ đối với thang máy gia đình hành trình nâng của cabin không lớn hơn 15 m, chiều cao trong lòng cabin không nhỏ hơn 2 m. Lối vào thang tại mỗi tầng phải được bảo vệ bởi cửa tầng, tuyệt đối không được phép dùng tấm che để che chắn còn cửa cabin buồng thang không được mở ra bên ngoài sàn tầng.
Theo quy chuẩn, thang máy phải có hai hệ thống cứu hộ bằng tay và bằng điện để có thể sử dụng linh hoạt trong quá trình cứu hộ khi thang gặp sự cố.
Trong quá trình sử dụng, thang máy phải được theo dõi, quản lý, kiểm tra bởi người đã được huấn luyện an toàn vệ sinh lao động về sử dụng thang máy, trong đó có nội dung về công tác cứu hộ. Trường hợp không bố trí được người theo dõi, quản lý thang máy thì phải thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực thực hiện việc theo dõi, quản lý này và chỉ có những người có trách nhiệm mới được phép tiếp cận máy dẫn động. Mỗi thang máy phải có sổ theo dõi việc hiệu chỉnh, bảo dưỡng, bảo trì và sửa chữa thang máy, đây là điều mà hiện nay nhiều gia đình đã bỏ qua.
Tất cả bộ phận hợp thành của thang máy phải có chứng nhận về chất lượng và nơi sản xuất; thang máy khi xuất xưởng phải ghi rõ mã hiệu, tải trọng (số người) cho phép tại bảng điều khiển trong cabin. Thông tư trên có hiệu lực từ ngày 1-3-2019.