Một sai lầm khi lựa chọn thang máy là lựa chọn tải trọng lớn và tốc độ cao. Trong trường hợp này, chủ đầu tư sẽ bị tăng giá trị đầu tư mà không giải quyết được bài toán giải phóng hành khách trong tòa nhà và thậm chí còn bị lãng phí không đáp ứng nhu cầu đặt ra.
Để lựa chọn tải trọng và lựa chọn kỹ thuật thang, loại thang và tốc độ thang máy phải dựa vào các yếu tố:
– Diện tích sử dụng và số người trong tòa nhà
– Mục đích sử dụng tòa nhà
– Chiều cao tòa nhà
Từ đó, các nhà sản xuất sẽ có công thức tính trên cơ sở đảm bảo chỉ tiêu tốc độ giải phóng người trong 5 phút ở giờ cao điểm suy ra số lượng thang cần sử dụng, bố trí nhóm thang hoạt động, tốc độ và tải trọng của thang.
Theo kinh nghiệm thì có thể tính toán tương đối về tốc độ:
– Tòa nhà 8 tầng trở xuống thì có thể lựa chọn tốc độ 60m/p.
– Từ 9-14 tầng có thể lựa chọn tốc độ 90m/p.
– Từ 14-21 tầng có thể lựa chọn tốc độ 105m/p.
– Từ 21 tầng trở lên có thể lựa chọn tốc độ cao hơn là 120m/p.
Một sai lầm khi lựa chọn thang là lựa chọn tải trọng lớn và tốc độ cao. Trong trường hợp này, chủ đầu tư sẽ bị tăng giá trị đầu tư mà không giải quyết được chỉ tiêu giải phóng hành khách trong tòa nhà và thậm chí còn lãng phí vì:
– Tải trọng lớn thì công suất tiêu thụ điện lớn, giá thang cao nhưng hành khách đi thang hầu như không đủ tải trọng (Trừ giờ cao điểm).
– Tại Việt Nam, đa số thang máy đều được dừng ở tất cả các tầng (Thời gian đóng mở cửa chiếm rất nhiều). Do đó, thang không bao giờ đạt được tốc độ định mức gây lãng phí.
Để giải quyết vấn đề này, cần hỏi chuyên gia để được tư vấn cụ thể:
Ví dụ: Thay vì dùng một chiếc tải trọng lớn và tốc độ cao thì chuyển sang sử dụng hai chiếc tải trọng nhỏ và tốc độ thấp hơn. Trong trường hợp này, giá trị đầu tư chỉ cao hơn phương án trên một chút nhưng giải quyết được rất nhiều vấn đề:
– Tốc độ giải phóng hành khách nhanh (Nhóm thang sẽ tự xử lý và phân chia khu vực để đón khách hiệu quả nhất)
– Chủ động phục vụ hành khách (Rất ít khi hai thang bị hỏng cùng một lúc hoặc tiện lợi cho việc bảo trì).