Khi chúng ta định mua bất cứ vật dụng gì về để sử dụng, chúng ta đều muốn tìm hiểu công dụng, chức năng, nguyên lý hoạt động của vật dụng đó. Đặc biệt là khi bạn muốn mua thang máy gia đình, một thiết bị cao cấp và đắt tiền thì việc tìm hiểu các thông tin trước khi quyết định mua càng cần thiết hơn bao giờ hết. Bài viết này của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của thang máy gia đình mà bạn muốn biết.
Thang máy gia đình là gì?
Thang máy là một thiết bị nội thất cao cấp trong gia đình, mang lại vẻ đẹp sang trọng, hiện đại cho ngôi nhà và giúp việc vận chuyển con người, hàng hóa dễ dàng hơn. Đối với các gia đình có trẻ nhỏ, người già, người đi đứng bất tiện thì họ sẽ lắp thêm một chiếc thang máy bên cạnh cầu thang bộ để bảo đảm an toàn khi di chuyển giữa các tầng cho thành viên trong gia đình.
Một hình ảnh minh họa về thang máy gia đình
1. Cấu tạo thang máy gia đình
Thang máy gia đình có cấu tạo gồm hai phần đó là hố thang máy và các chi tiết cấu tạo thang máy khác.
1.1 Hố thang máy
Hố thang máy là bộ phận quan trọng trong cấu trúc thang máy. Nó bao gồm 3 phần nhỏ là hố pit thang máy, hố thang máy và phòng mày. Hố pit chính là phần nằm dưới cùng của thang máy, thường đào sâu xuống mặt sàn tầng dưới cùng khoảng 800-1400mm, các bạn có thể lắp thang máy không hố pit nếu như không muốn đào hố pit. Trên hố pit chính là hố thang máy, nó được đào sâu theo phương thẳng đứng, có tác dụng giúp thang di chuyển khi đến đến tầng thấp nhất. Ngoài ra còn một bộ phận đó là phòng máy, là nơi điều khiển, hiển thị các thông số kỹ thuật của thang máy. Phòng máy nằm trên cùng của giếng thang và sẽ tốn nhiều chi phí hơn. Bạn có thể chọn lựa thang máy có phòng máy hoặc không phòng máy để tiết kiệm chi phí cho gia đình.
Mặt cắt ngang hố thang máy
1.2 Các thiết bị chính trong thang máy
Động cơ motor, máy kéo: chính là động cơ thang máy, làm thang máy di chuyển lên xuống.
Tủ điều khiển.
Là bộ điều khiển thang máy được lập trình để cầu thang máy hoạt động trơn tru và an toàn.
Rail, cáp giúp đối trọng thang máy không bị lệch ra khỏi thiết kế.
Thắng cơ như một bộ giảm tốc cho thang máy gia đình, giúp nó di chuyển ở tốc độ ổn định.
Minh họa tủ điều khiển thang máy
Nếu thang máy nhà bạn có hiện tượng rung lắc khi di chuyển thì bạn nên lắp giảm chấn thang máy.
1.3 Đối trọng thang máy
Do cấu tạo thang máy nên cabin và đối trọng chính là những thiết bị góp phần giúp cho thang máy di chuyển lên xuống.
Cabin thang máy chính là không gian mà bạn đứng bên trong khi thang máy di chuyển.
Thêm một bộ phận cực kỳ quan trọng trong cấu tạo của thang máy đó là hệ thống cứu hộ tự động, giúp bạn không bị mắc kẹt trong thang máy khi gặp các sự cố như mất điện hay thang ngừng hoạt động vì lý do nào khác.
2. Nguyên lý hoạt động của thang máy
Khi động cơ điện quay, các ròng rọc được kết nối với cũng quay theo, làm cho dây cáp thang máy hoạt động và kéo cabin thang máy di chuyển. Việc thang đi lên hay đi xuống sẽ phụ thuộc vào cách thiết lập trước đó, ví dụ bạn bấm nút thang máy đi lên thì động cơ thang máy sẽ hoạt động để kéo thang máy đi lên và ngược lại.
Sơ đồ thang máy
Lúc này cabin và đối trọng của thang máy sẽ trượt trên hệ thống đường ray dẫn trượt theo hai bên giếng thang. Đường ray làm cho cabin và đối trọng thang máy giữ thăng bằng, không bị lắc lư cả trong trường hợp dừng khẩn cấp.
Đây chính là cấu tạo thang máy và nguyên tắc hoạt động của chúng. Các bạn hãy tham khảo để biết thêm kiến thức trước khi chọn mua thang máy gia đình. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ làm bạn hiểu hơn về cấu tạo cũng như cách thức vận hành thang máy gia đình.
Tìm hiểu thêm thông tin thang máy Tại đây