Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ thang máy, dòng sản phẩm thang máy không phòng máy ra đời với những ưu điểm vượt trội về thiết kế, vận hành. Hiện nay, thang máy không có phòng máy rất được đón nhận trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vậy thang máy không phòng máy là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Thang máy không phòng máy là gì?
Thang máy không có phòng máy (Machine Room Less – MRL) là những thang máy không cần phải xây thêm phòng máy để bố trí máy kéo, tủ điều khiển, bộ chống vượt tốc nữa. Thay vào đó, máy kéo sẽ được đặt trong giếng thang còn tủ điện được bố trí trước cửa tầng trên cùng hoặc bên ngoài thang.
Về lịch sử, có nguồn tin cho rằng vào những năm 1950, Pickerings đã phát minh ra thang máy không phòng máy mang tên Pickerings Econolift, tuy nhiên vào giữa những năm 1970, dòng thang máy này đã bị ngừng sản xuất. Sau đó cho tới tận năm 1996, Kone chính thức ra mắt hệ thống thang máy không phòng máy chính thức đầu tiên Kone MonoSpace. Kể từ đó, thang máy không phòng máy dần trở nên phổ biến và nhiều công ty đối thủ cũng bắt đầu sản xuất loại thang máy này như Toshiba, Mitsubishi, Schindler, Otis, ThyssenKrupp…
Về cấu tạo, thang máy không phòng máy vẫn giữ nguyên kết cấu cơ bản của một chiếc thang máy thông thường với những bộ phận chính như giếng thang, bảng điều khiển, hệ thống cảnh báo an toàn, cabin… Tuy nhiên, một điểm khác biệt quan trọng là thang máy không phòng máy sử dụng động cơ không hộp số với sự hỗ trợ của nam châm vĩnh cửu.
2. Ưu – nhược điểm của thang máy không phòng máy
Ưu điểm của thang máy không phòng máy
– Tiết kiệm không gian: đây là lợi ích rõ ràng nhất của việc lắp đặt thang máy không có phòng máy. Vì không cần đến diện tích để xây phòng máy, loại thang này giúp tiết kiệm không gian xây dựng, đặc biệt có lợi cho những công trình bị hạn chế về chiều cao. Điều này không những làm tăng tính thẩm mỹ mà còn tối ưu không gian sử dụng cho công trình. Bên cạnh đó, nhờ không cần xây phòng máy nên thang máy không phòng máy cũng tiết kiệm được một phần chi phí xây dựng.
– Tiết kiệm điện năng: việc sử dụng thang máy không có phòng phòng máy có thể tiết kiệm điện năng lên tới 40% so với loại thang máy có phòng máy.
– Thân thiện môi trường nhờ không sử dụng dầu: thang máy không phòng máy sử dụng động cơ không hộp số nên loại bỏ được các vấn đề tiềm ẩn do dầu mỡ gây ra như tràn dầu, rò rỉ dầu gây ô nhiễm môi trường và mất an toàn cho con người.
– An toàn, bền bỉ, êm ái: thang máy không có phòng máy hạn chế được sự rung lắc liên quan đến hệ thống cơ khí nên vận hành êm ái, an toàn, ổn định, ít tiếng ồn. Ngoài ra, với thang máy không phòng máy, tần suất bảo trì thang máy diễn ra ít hơn so với các mẫu thang máy thông thường.
Nhược điểm của thang máy không phòng máy
– Giá thành cao hơn: thông thường giá thang máy không phòng máy sẽ cao hơn khoảng 20% so với thang máy có phòng máy.
– Tuổi thọ ngắn hơn: theo khảo sát thực tế, tuổi thọ trung bình của thang không phòng máy cũng kém hơn loại có phòng máy.
– Công tác bảo trì, bảo dưỡng, sữa chữa, cứu hộ gặp nhiều khó khăn, phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật viên tay nghề cao. Cùng với đó là chi phí bảo trì, cứu hỗ cũng sẽ cao hơn.
– Hiện nay, dòng thang máy không phòng máy vẫn chỉ phổ biến cho những công trình thấp, chưa được ứng dụng trong những tòa ao ốc trên 20 tầng.
3. Kích thước và thiết kế thang máy không phòng máy
Trên thị trường hiện nay, dòng thang máy không phòng máy chủ yếu được ứng dụng trong thang máy gia đình, đặc biệt là những công trình nhà cải tạo với tải trọng nhỏ. Do vậy, trong khuôn khổ bài viết này, Thang máy Trường Thành sẽ giới thiệu kích thước thang máy không có phòng máy với mức tải trọng phổ biến là 300kg, 350kg và 450kg.
Kích thước thang máy không phòng máy tải trọng 300kg:
Kích thước hố thang: 1530mm x 1350mm (rộng x sâu)
Kích thước Cabin: 900mm x 1150mm (rộng x cao)
Kích thước cửa Cabin: 800mm x 2000mm x 2100mm (rộng x sâu x cao)
Chiều sâu hố pit tiêu chuẩn: 450mm
Chiều cao OH: 2500mm
Hành trình tối đa: 13m
Kích thước thang máy không phòng máy tải trọng 350kg:
Kích thước hố thang: 1500mm x 1500mm (rộng x sâu)
Kích thước Cabin: 1100mm x 1000m x 2200mm (rộng x sâu x cao)
Kích thước cửa Cabin: 700mm x 2100mm (rộng x cao)
Chiều sâu hố pit tiêu chuẩn: 1000mm
Chiều cao OH: 4000mm
Kích thước thang máy không phòng máy tải trọng 450kg:
Kích thước hố thang: 1550mm x 1650mm (rộng x sâu)
Kích thước Cabin: 1000mm x 1250mm (rộng x sâu)
Kích thước cửa Cabin: 800mm x 2100mm (rộng x cao)
Chiều sâu hố pit tiêu chuẩn: 1400mm
Chiều cao OH: 2600mm
Hành trình tối đa: 30m
Dưới đây là một số mẫu thiết kế thang máy không phòng máy bạn có thể tham khảo:
4. Mua thang máy không phòng máy giá tốt ở đâu.
Giá thang máy không phòng máy tùy thuộc vào nhiều yếu tố như xuất xứ, thương hiệu, tải trọng, thiết kế nội – ngoại thất, vị trí lắp đặt… Thông thường, với thang máy không phòng máy liên doanh sẽ có giá khoảng từ 300 triệu đồng trở lên. Còn thang máy nhập khẩu nguyên chiếc sẽ đắt hơn khoảng 3 – 4 lần, cụ thể là từ 800 triệu đồng.
Đến với Thang máy Trường Thành, khách hàng sẽ được lắp đặt thang máy không có phòng máy với chất lượng tốt, uy tín, giá cả hợp lý. Trường Thành có đội ngũ kỹ thuật viên tân tậm, lành nghề, luôn sẵn sàng tư vấn một sản phẩm thang máy không phòng máy phù hợp nhất với hiện trạng công trình, từ đó giúp tối ưu chi phí lắp đặt. Trường Thành luôn tâm niệm phải “làm đúng ngay từ đầu”, luôn đặt sự cầu toàn vào trong từng chi tiết nhỏ nhất, đảm bảo tối đa chất lượng, sự an toàn, bền bỉ của sản phẩm, hạn chế nguy cơ phải bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế thang máy quá nhiều lần gây tốn kém thời gian, chi phí.
Trên đây là những nội dung cơ bản về thang máy không có phòng máy. Hy vọng thông qua bài viết, khách hàng đã nắm được thang máy không phòng máy là gì, có những ưu điểm – nhược điểm nào, kích thước, thiết kế ra sao cũng như nên mua thang máy ở đâu uy tín. Cần hỗ trợ thêm về tư vấn, lắp đặt thang máy không phòng máy, quý khách hàng hãy liên hệ ngay với Trường Thành thông qua Hotline 0972 213 220. Chúc quý khách hàng tìm được sản phẩm thang máy ưng ý nhất cho công trình của mình!