Ngoài thang máy nhập khẩu nguyên chiếc và sản phẩm liên doanh nội địa, thì còn được phân loại theo có phòng máy hoặc không có phòng máy. Vậy thang máy có phòng máy và không phòng máy khác nhau như thế nào, loại nào ưu việt hơn? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ hơn thắc mắc đó.
Thang máy không có phòng máy
+ Khái niệm:
– Là loại thang máy có máy kéo đặt trong giếng thang, tủ điện ở cửa tầng trên cùng. Nên sẽ mang đến ưu điểm là kích thước nhỏ gọn, giúp tiết kiệm diện tích sử dụng và không có hộp số. Vì vậy khi lắp đặt sẽ có tính thẩm mỹ cao hơn.
+ Đặc điểm:
– Phù hợp với không trình có chiều cao bị hạn chế.
– Cáp kéo dài hơn do tỷ số truyền là 2:1 và số lượng puly nhiều hơn. Điều này dẫn đến quá trình bảo trì phức tạp với mức chi phí cao.
– Công tác cứu hộ khó khăn và nguy hiểm khi mất điện.
– Tuy nhiên, không gây ô nhiễm môi trường và vận hành êm ái.
– Rất phù hợp khi chiều cao tòa nhà bị khống chế.
Ảnh: Thang máy không phòng máy
+ Ưu điểm
– Loại thang máy này dùng động cơ không hộp số, đây là loại động cơ sở dụng công nghệ mới nên quá trình vận hành sẽ êm ái và yên tĩnh hơn.
– Theo các chuyên gia chia sẻ, thang máy không phòng máy sử dụng hộp số có khả năng tiết kiệm điện năng tiêu thụ lên đến 25%.
– Vì sử dụng máy kéo loại không có hộp số nên không cần tra dầu cho động cơ suốt quá trình sử dụng, điều này giúp tiết kiệm chi phí “nuôi” thang máy hàng tháng cho gia đình.
– Trong quá trình thi công lắp đặt cũng tiết kiệm chi phí hơn do không cần xây dựng phòng máy.
– Loại này phù hợp hơn với các công trình bị hạn chế về chiều cao.
+ Nhược điểm
– Sản phẩm thang máy không phòng máy có giá thành cao hơn thang máy có xây dựng phòng máy, mức trung bình khoảng 10 – 30 triệu.
– Việc lắp đặt, bảo trì, cứu hộ phức tạp, khó khăn hơn.
Thang máy có phòng máy
+ Khái niệm:
Đây là loại thang đặt ở tầng trên cùng và dùng để đặt tủ tiện cùng máy kéo. Và máy kéo sử dụng cho loại thang này thường có hộp giảm tốc và cũng có thể không được trang bị. Thường phù hợp với dòng thang máy tải khách
+ Đặc điểm:
– Thang máy loại này thường gây ra bất lợi đối với các tòa nhà hạn chế về độ cao. Bởi chiều cao phòng máy tiêu chuẩn là 2200mm.
– Đồng thời, cáp ngắn do tỷ số truyền là 1:1, số lượng puly ít. Giúp tiết kiệm chi bí bảo dưỡng, bảo trì.
– Khi xảy ra sự cố mất điện thì thang cứu hộ dễ dàng hơn.
– Sản phẩm vận hành êm ái nhưng có thể gây ô nhiễm môi trường vì dùng hộp số thay thế theo định kỳ.
+ Ưu điểm
– Thang máy có tính thẩm mỹ hơn nhờ được xây dựng phòng máy ở trên cùng.
– Giá thang máy rẻ hơn so với loại không phòng máy.
– Việc bảo trì, bảo dưỡng, cứu hộ dễ dàng hơn.
+ Nhược điểm
– Cần phải xây dựng phòng máy tốn kém chi phí và yêu cầu độ cao ít nhất là 2200mm, không phù hợp với nhà bị hạn chế chiều cao.
– Quá trình vận hành, sử dụng sẽ tiêu tốn điện năng nhiều hơn.
Thang máy có phòng máy
Nên chọn loại thang nào?
– Qua phân tích ở trên, cả hai loại thang máy đều sở hữu ưu và nhược điểm nhất định. Do đó, không thể nào khẳng định một cách tuyệt đối loại nào sẽ tốt hơn loại nào, mà còn phải xem xét loại nào phù hợp với thang máy gia đình, loại nào phù hợp với thang máy tải khách.
– Ngoài ra, còn phải xem xét số tầng lắp đặt và giá thành bởi chúng sẽ có sự chênh lệch. Cần tính toán kỹ lưỡng để tránh lãng phí, tốn kém hay ảnh hưởng đến sự an toàn cho người sử dụng.
– Nếu những ai không chịu áp lực về chi phí đầu tư ban đầu và tòa nhà hạn chế về chiều cao, đồng thời mong muốn tiết kiệm chi phí sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng hàng tháng thì nên chọn loại không phòng máy. Ngược lại nếu không dư dả về tài chính ban đầu và đủ điều kiện để lắp đặt, công trình ở xa trụ sở công ty thang máy thì nên chọn loại có phòng máy.
Chắc hẳn qua những thông tin chia sẻ ở trên, bạn đã có thể đưa ra quyết định nên lựa chọn thang máy có phòng máy hay không có phòng máy cho công trình của mình rồi. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ cho chúng tôi Hotline: 0972 213 220 để được hỗ trợ kịp thời.