Chất lượng vận hành của thang máy được đánh giá cảm quan là phụ thuộc đến 40% vào lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng thang máy.
Do đó:
– Cần phải lựa chọn nhà cung cấp có đội ngũ kỹ thuật được đào tạo cơ bản và sự hỗ trợ của nhà sản xuất.
– Dù tiến độ gấp cũng không được rút quá ngắn thời gian lắp đặt. Nếu lỗi xuất hiện trong quá trình lắp đặt thì sau này rất khó căn chỉnh
– Nên lựa chọn những loại thang mà nhà sản xuất ủy quyền chuyên môn hóa giữa thương mại và lắp đặt bảo trì. Khi ra quyết định này thì nhà sản xuất đã xem xét rất kỹ năng lực của đối tác để đảm bảo rằng chất lượng và dịch cụ sản phẩm của họ là hoàn hảo.
Bảo trì:
Sau khi lắp đặt xong, công trình được đưa vào sử dụng thì trong thời hạn bảo hành (Thường là 12 tháng), nhà cung cấp sẽ thực hiện các nghĩa vụ bảo hành và mỗi tháng căn chỉnh, kiểm tra thang một lần.
Hết thời hạn bảo hành, hai bên sẽ tiến hành ký hợp đồng bảo trì theo hai hình thức sau:
– Bảo trì không trọn gói: Nhà cung cấp chỉ thực hiện cân chỉnh, tra dầu mỡ. Nếu có thiết bị hư hỏng, phải thay thế thì chủ đầu tư phải thanh toán tiền.
– Bảo trì trọn gói: Nhà cung cấp thực hiện căn chỉnh, tra dầu mỡ và thay thế thiết bị khi cần thiết nhưng chủ đầu đư không phải trả tiền.
Giá của bảo trì trọn gói cao hơn nhiều so với không trọn gói. Do đó, để lựa chọn hình thức nào thì chủ đầu tư có thể lựa chọn dựa vào các tiêu chí sau:
– Khả năng tài chính của mình
– Tần suất sử dụng của thang
– Nếu trong quá trình sử dụng thang thường xuyên hỏng hóc thì nên lựa chọn phương án bảo trì trọn gói.
– Uy tín của nhà cung cấp (Bởi có những trường hợp cá biệt, nhà cung cấp có thể đánh hỏng thiết bị để lấy tiền thay thế v.v…)
Chúng tôi hi vọng, các Quý chủ đầu tư sẽ lựa chọn được sản phẩm thang máy đạt hiệu quả với năng lực đầu tư của mình.
Dưới đây là Mẫu Biên bản bảo trì, bảo dưỡng thang máy:
BIÊN BẢN BẢO TRÌ, BẢO DƯỠNG THANG MÁY
Công trình | Loại thang | ||
Địa chỉ | Tải trọng | ||
Hợp đồng số | Tốc độ | ||
Thang số | Số điểm dừng |
1. NỘI DUNG
Thời gian bắt đầu: … giờ…. ngày …. tháng …. năm 201…
Thời gian kết thúc: … giờ…. ngày …. tháng …. năm 201…
TT | Nội dung Bảo trì bảo dưỡng | Tình trạng | Biện pháp xử lý | Kết quả |
A | Kiểm tra và làm vệ sinh buồng máy | |||
1 | Điện áp nguồn vào, các thiết bị đóng ngắt điện nguồn | |||
2 | Các thiết bị điện trong tủ điều khiển: áptômát, rơ le, quạt | |||
3 | Xiết lại các vít kẹp đầu dây điện với thiết bị và cầu đấu | |||
4 | Chế độ nạp điện của bộ cứu hộ | |||
5 | Kiểm tra sự làm việc của má phanh trái của động cơ | |||
6 | Kiểm tra sự làm việc của má phanh phải của động cơ | |||
7 | K.tra và đ/chỉnh khe hở của má phanh khi không làm việc | |||
8 | Mức dầu trong hộp giảm tốc | |||
9 | Chất lượng dầu trong hộp giảm tốc | |||
10 | Độ kín khít dầu của cổ trục | |||
11 | Tình trạng cáp thép và pu li | |||
12 | Bộ hạn chế tốc độ, cáp thép, lẫy cơ, công tắc điện | |||
13 | Nhiệt độ, độ ẩm, mức độ thông thoáng của buồng thang | |||
14 | Mặt sàn phòng máy | |||
15 | Đèn chiếu sáng, công tắc, ổ cắm | |||
16 | Cửa ra vào và khóa cửa | |||
B | Kiểm tra giếng thang và phía trên Cabin | |||
1 | Các công tắc hạn chế hành trình trên | |||
2 | Liên kết giữa công tắc với giá đỡ, giá đỡ với ray | |||
3 | Liên kết ray với gối đỡ, gối đỡ với vách | |||
4 | Các bulông lắp ở chỗ nối ray | |||
5 | Đầu treo cáp Cabin đầu treo cáp đối trọng, êcu khóa cáp | |||
6 | Độ căng đồng đều của cáp thép | |||
7 | Liên kết giữa cờ dừng tầng với gá, gá với ray, dừng tầng chính xác | |||
8 | Số lượng và chất lượng dầu trong hộp ở ray Cabin | |||
9 | Số lượng và chất lượng dầu trong hộp ở ray đối trọng | |||
10 | Guốc trượt trên của Cabin | |||
11 | Guốc trượt trên của đối trọng | |||
12 | Các đệm cao su chống rung, lắc Cabin | |||
13 | Quạt thông gió đặt trên nóc Cabin | |||
14 | Đèn chiếu sáng dọc giếng thang | |||
15 | Cáp treo quả đối trọng cửa tầng ở các tầng | |||
16 | Khóa cửa tầng ở các tầng | |||
17 | Khe hở cửa tầng và độ thẳng đứng các cửa tầng | |||
18 | Tiếp điểm điện của các cửa tầng | |||
19 | Cáp điện dọc giếng thang gọn gàng | |||
C | Kiểm tra đáy giếng thang và phía dưới Cabin. | |||
1 | Các công tắc hạn chế hành trình dưới | |||
2 | Liên kết giữa công tắc với giá đỡ, giá đỡ với ray | |||
3 | Kiểm tra sự làm việc của má phanh cơ khí ở dưới Cabin | |||
4 | Guốc trượt dưới của Cabin | |||
5 | Guốc trượt dưới của đối trọng | |||
6 | Chỗ treo và cố định cáp dẹt | |||
7 | Công tắc bộ giảm chấn, xiết lại các vít | |||
8 | Công tắc và bộ gá công tắc quá tải, xiết lại các vít | |||
9 | Công tắc bộ căng cáp hạn chế hành trình, xiết lại các vít | |||
10 | Công tắc, ổ cắm, đèn ở đáy giếng thang | |||
11 | Vệ sinh hộp chứa dầu thừa ở đáy giếng thang | |||
12 | Xích bù tải | |||
13 | Vệ sinh đáy giếng thang khô ráo, sạch sẽ | |||
D | Kiểm tra và bảo dưỡng trong Cabin | |||
1 | Đèn chiếu sáng | |||
2 | Điện thoại nội bộ | |||
3 | Chuông cứu hộ | |||
4 | Bảng điều khiển trong Cabin | |||
5 | Rãnh dẫn hướng cửa Cabin | |||
6 | Sensoran toàn cửa Cabin | |||
7 | Khe hở cửa tầng và độ thẳng đứng của cửa Cabin | |||
E | Kiểm tra và bảo dưỡng ngoài cửa tầng | |||
1 | Bảng điều khiển ở các tầng | |||
2 | Rãnh dẫn hướng cửa tầng ở các tầng | |||
3 | Khe hở cửa tầng và độ thẳng đứng của các cửa tầng | |||
4 | Khóa cửa tầng ở các tầng | |||
F | Chạy thử thang máy để kiểm tra lần cuối |
03. Ý kiến của đơn vị sử dụng: ………………………………….. …………………………………………………… …….
2. Kết luận:……………………………………………………………………………………………………………………………….
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ SỬ DỤNG Mobile liên hệ: ………………………….. | ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ BẢO TRÌ |
Lưu ý:
– Đại diện đơn vị sử dụng giữ 01 bản. Để tiện cho việc chăm sóc khách hàng, xin vui lòng điền đầy đủ số điện thoại.
– Phòng chăm sóc khách hàng Công ty cổ phần Thang máy Trường Thành giữ 01 bản
– Bộ phận Bảo hành bảo trì giữ 01 bản