Trong thế giới với những tòa nhà chọc trời, những công nghệ điện tử hiện đại bậc nhất như hiện nay thì các bạn cũng nên sắm cho mình một chiếc thang máy gia đình để bắt kịp xu thế nếu như đủ điều kiện kinh tế. Trên thực tế thì giá của thang máy cũng không quá đắt nếu sử dụng loại thang máy mini, và có những tình huống khách quan buộc bạn phải lắp thang máy gia đình. Như vậy thì chúng ta hãy tìm hiểu xem các loại thang máy gia đình mà bạn có thể sử dụng nhé.
1. Các loại thang máy gia đình
1.1 Phân biệt theo nơi sản xuất
Chúng ta hiện nay có hai loại thang gia đình là thang máy nhập khẩu và thang máy liên doanh.
Thang máy nhập khẩu là dạng nhập khẩu nguyên chiếc hoàn toàn từ các nước sản xuất thang máy nổi tiếng hàng đầu như: Nhật Bản, Đức, Mỹ, Phần Lan, Thụy Điển,…. Chính vì là thang máy nhập khẩu nguyên chiếc nên giá cả cũng cao hơn đôi chút và bạn cần phải cân nhắc khi kinh tế có hạn.
Thang máy mitsubishi nổi tiếng của Nhật Bản
Thang máy liên doanh là sự kết hợp của một số linh kiện nhập khẩu nước ngoài và linh kiện tự sản xuất trong nước. Hầu hết các hãng liên doanh đều là các doanh nghiệp nổi tiếng nên chất lượng của thang máy liên doanh vẫn được đảm bảo và giá cả cũng mềm hơn với túi tiền của bạn.
Một mẫu thang máy liên doanh chính hãng rất đẹp
1.2 Các loại thang máy gia đình theo trọng lượng
Các mẫu thang máy gia đình theo trọng lượng gồm có: thang máy mini gia đình, thang máy gia đình 350kg, thang máy 450kg.
Thang máy mini có trọng lượng từ 100kg đến 200kg, đây là thang máy gia đình loại nhỏ nên rất bé, thích hợp sử dụng trong gia đình.
Thang máy gia đình mini
Thang máy gia đình 300kg: sức chứa khoảng 4-5 người.
Thang máy 450kg: Dùng được cho 6-7 người, đây có thể xem như thang máy gia đình loại to.
Minh họa cho mẫu thang máy gia đình
1.3 Các mẫu thang máy gia đình theo vật liệu
Mẫu hố thang máy dựng cột bê tông: cột dựng bê tông cốt thép kết hợp gạch bao quanh.
Thang máy có khung nhôm: khung nhôm thang máy kết hợp kính cường lực.
Thang máy làm từ khung thép: khung thép và kính cường lực.
Một mẫu thang máy lồng kính rất đẹp và sang
1.4 Các loại thang máy gia đình theo cửa mở
Thang máy mở cửa bằng vân tay
Thang máy mở cửa lùa
Thang máy kính tròn
Thang máy kính tròn
Thang nâng gia đình cho người khuyết tật
Đây là dạng cầu thang máy hoạt động theo lực nâng thẳng, dành cho người khuyết tật, người ốm phải dùng xe lăn.
Thang nâng cho người khuyết tật, người già
2. Quá trình lắp đặt thang máy gia đình
Bạn không cần quá quan tâm đến vấn đề này vì nó đã có đội thi công chuyên nghiệp làm rồi, bạn cần phải chú ý các bước như sau thôi:
- Chọn loại thang máy phù hợp.
- Quyết định làm thang máy bao nhiêu tầng, cò cần phòng máy thang máy – nơi điều khiển tốc độ, thông số kỹ thuật hay không.
- Chọn vị trí lắp phù hợp ví dụ như lắp đặt thang máy trong nhà hay ngoài trời.
- Có lắp thang máy luôn lúc thi công nhà không hay để sẵn hố chờ đến khi nào có điều kiện thì lắp sau.
Những vấn đề còn lại về chuyên môn kỹ thuật sẽ có các chuyên gia, các nhà thiết kế thang máy gia đình tư vấn cho bạn.
3. Tổng chi phí phải trả cho việc lắp và sử dụng thang máy gia đình
Chi phí mua thang máy: báo giá thang máy gia đình cho các loại thang máy vào khoảng 280 triệu trở lên (thường có cả chi phí vận chuyển rồi), đây là các loại thang máy gia đình giá rẻ nên chỉ dừng ở con số này, còn các thang máy nhập khẩu cao cấp hơn thì phải nhân thêm vài lần.
Chi phí lắp đặt: chi phí này thì các bạn cần phải hỏi các công ty lắp đặt để được biết chi tiết.
Chi phí sử dụng: trung bình tiền điện dành cho thang máy vào khoảng 200-300 nghìn đồng một tháng, còn chi phí cho bảo hành, bảo dưỡng thì khoảng 150.000 đồng/tháng.
Sau khi tham khảo bài viết chắc hẳn các bạn đã biết được nên chọn loại thang máy nào cho gia đình là phù hợp. Hãy suy nghĩ thật cẩn thận vì mỗi một tiêu chí nhỏ thôi cũng ảnh hưởng đến tổng thể rất nhiều đó, chẳng hạn như bạn chọn thang máy cửa kính sẽ khác thang máy cột bê tông nên nguyên vật liệu, giá nguyên vật liệu cũng khác. Chúc các bạn thành công chọn được một loại thang máy gia đình như ý.